Buổi sơ khai của sừng mỹ nghệ chỉ là lược chải tóc, bàn chải đánh răng, tóm lại là những vật dụng rất nhỏ. Cũng vì nhu cầu ngày ấy không thể cao hơn. Rồi hợp tác xã sừng ra đời là nơi gửi thân những người theo nghề. Trước năm 1974, mỗi khi đạn bom giội xuống thì hợp tác xã sơ tán, yên ổn lại tụ về sản xuất. Những năm tháng đó, ai làm sừng thì yên tâm hoàn toàn vì số tiền mỗi người có được hàng tháng thừa sức gõ được thịt, cá! Nhà nước "bao tiêu", làng nghề được lợi như thế. Đang hàn huyên, cụ Ba như bị thực tế đánh thức, nhìn sang ông Bí thư chi bộ, chau mày nói: "Con trai nó đang giục tôi lên Hà Nội ở cùng cho vui. Nhưng vui gì, chật chội tôi không quen, với lại tôi còn lao động được".
Một tháng cụ Ba cũng chỉ làm một vài sản phẩm cho khách quen. Đấy là những bộ tam đa, những con giống có kích thước lớn, đôi khi cụ làm theo mẫu khách đưa. Sản phẩm cụ làm là những "sản phẩm tinh" nên người làng rất nể và khách hàng rất nhớ. Mặc dù ngày nay đã được sự trợ giúp của máy móc, nhưng có những sản phẩm cụ vẫn mất đến hàng tuần, chẳng thế cả làng gọi cụ là Nghệ nhân. Chỉ nói riêng công đoạn đánh bóng, dẫu không còn dùng đến lá chịu, lá ngái như ngày xưa nhưng sau 2-4 công (1-2 ngày) mới xong. Vậy là "người làm hàng loại một" chỉ còn lại một.
No comments:
Post a Comment